BIỆT KÍCH DELTA CUỐI CÙNG
Roger L. Albertson
U.S. Army Special Forces 1963-1966
B-52, Project DELTA 09/65 – 03/66
U.S. Army Special Forces 1963-1966
B-52, Project DELTA 09/65 – 03/66
Trung sĩ nhất Wiley W. Gray đã được chôn cất trong nghiã trang quốc gia Arlington hôm 10 tháng Năm 2001. Ông ta đã về hưu từ mấy năm trước, sau khi đã phục vụ trong quân đội 21 năm và đã từng tham chiến ở Hàn Quốc và ở Việt Nam. Tôi gặp ông ta lần đầu tiên trong tháng Giêng năm 1966, lúc đó trung sĩ nhất Gray đã tình nguyện phục vụ trong Hành Quân Delta, do liên đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ tổ chức.
Khi mới qua Việt Nam được vài ngày, ông ta đã là một biệt kích trong ba toán, mỗi toán sáu người, xâm nhập vào khu vực thung lũng An Lão thuộc tỉnh Bình Định. Họ là những quân nhân đầu tiên trong quân đội Đồng Minh xâm nhập vào khu vực này kể từ tám năm qua. Nhiệm vụ của họ là dò thám, tìm kiếm dấu vết một trung đoàn địch quân.
Ngày 28 tháng Giêng 1966, buổi sáng hôm đầu tiên xâm nhập vào vùng địch, toán biệt kích chạm súng nhẹ với một đơn vị VC. Trung sĩ nhất Cecil Hodgson nổ súng vào hai tên địch có võ trang, đang đi trên một con đường mòn. Lập tức toán biệt kích phải di chuyển thật nhanh ra khỏi khu vực nổ súng, đến một điểm khác trong khu vực hoạt động của địch. Sau khi cảm thấy an toàn, toán biệt kích dừng lại nghỉ ngơi, duyệt xét lại tình hình và liên lạc về căn cứ yêu cầu triệt xuất toán biệt kích. (khi đã bị lộ, toán biệt kích phải tìm cách “trở về”).
Nhưng đã quá muộn, Hàng loạt tiếng súng của địch nổ vang dội cả khu rừng. Đạn trúng cánh tay trái trung sĩ Badolati làm gẫy tay, khẩu súng của trung sĩ nhất Hodgson làm hư khẩu súng. Toán biệt kích bỏ chạy được khoảng nửa dặm, lại đụng phải địch quân làm toán bị phân tán, chạy hai ngã khác nhau. Trung sĩ nhất Gray, Hodgson và Ronald Terry chạy một ngã, Badolati, và hai người còn lại chạy theo ngã khác. Nhóm Gray, Hodgson, Terry lại không có máy truyền tin để liên lạc, họ lẩn tránh địch quân cho đến buổi chiều ngày hôm sau thì con số may mắn của họ chấm dứt.
Những quân nhân biệt kích phải tìm một khoảng đất trống để trực thăng vào cứu. Vì không có máy truyền tin nên họ chỉ “cầu may” xử dụng đèn bấm, panô (mầu cam hoặc đỏ, rất chói) để chỉ điểm cho phi cơ (bất cứ phi cơ nào bay bao vùng) vị trí của nhóm biệt kích. Thật không may cho họ, địch quân đã biết trước khoảng đất trống (Địch quân đã xử dụng thung lũng An Lão như một căn cứ điạ của họ từ thời chống Pháp) cho một trung đội phục kích. Trung sĩ Terry bị trúng đạn trên đường di chuyển ra khoảng đất trống, chết ngay tức khắc. Gray và Hodgson chạy hai ngã. Sau đó Gray nghe một phát súng lục (khẩu súng của Hodgson bị trúng đạn, hư hại trước đó) và tiếp theo là hai phát súng trường. Đó cũng là lần cuối cùng Gray biết được số phận của trung sĩ nhất Hodgson.
Dùng sở trường “mưu sinh, thoát hiểm”, trung sĩ nhất Wiley Gray trốn được thêm hai ngày nữa. Lúc đó địch quân đã báo động, có quân biệt kích xâm nhập. Họ chia ra từng toán ba người, đi lục soát cả khu vực. Nhưng cuối cùng, lúc trời sắp tối, một trực thăng nhận diện được hoả châu cấp cứu bắn từ khẩu súng nhỏ như cây bút máy, dấu hiệu từ Gray, bay vào cứu thoát.
Năm 1994, tôi dùng tên Cecil Hodgson cho một bài viết, bàn luận về vấn đề đình lại việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam có ảnh hưởng đến các tù binh Hoa Kỳ không. Bài viết này được đang trong nhiều tờ báo khác và được một người bạn gái của cô em Cecil Hodgson tên là Brenda cất giữ. Rồi thì, năm ngoái, viên chức trong chính quyền đến tìm Brenda, với một tin tức nhầm lẫn. Họ cho biết rằng, hai bộ xương của Cecil và Ron Terry đã tìm thấy và thâu hồi, đem về Hoa Kỳ. Cô bạn Brenda, em gái Cecil đưa cho họ bài viết năm 1994 của tôi và dùng nó để tìm ra tôi trong tháng Mười.
Với giọng nói nhỏ nhẹ, cảm động, Brenda kể cho tôi nghe, Cecil mất ngày 29 tháng Giêng năm 1966, và chính quyền Hoa Kỳ không cho biết rõ ràng về cái chết của anh ta. Chuyện này gây nên sự đổ vỡ trong gia đình nạn nhân, cha mẹ Cecil ly dị sau hơn bốn mươi năm chung sống. Mẹ anh ta, lúc này đã già yếu, thêm bệnh lãng trí (Alzheimer, bệnh quên) vẫn tin tưởng chính quyền Hoa Kỳ đã cho họ biết sự thật. Bố của anh ta vẫn không tin, và cho đến khi ông ta chết, đã tìm đủ mọi cách để tìm kiếm anh ta. Thêm nữa, Cecil có bốn người con, đưá con trai lớn nhất, tự tử chết khi đang phục vụ trong Không Lực Hoa Kỳ.
Brenda hỏi tôi có biết trung sĩ Gray. Nàng biết được (có lẽ tìm tòi), trung sĩ Wiley Gray là người cuối cùng bên cạnh Cecil lúc còn sống, và Brenda đã đi tìm ông ta trong suốt hai mươi năm qua. Tôi đưa cho Brenda số điện thoại để nàng tìm Gray, người duy nhất có thể cho nàng biết thêm chi tiết về cái chết của Cecil.
Nhiệm mầu! Đã 34 năm sau khi thoát chết, Gray vẫn còn nhớ đầy đủ, chi tiết về chuyến hành quân xâm nhập vào thung lũng An Lão, về cái chết của người bạn vắn số. Những điều trung sĩ nhất Wiley Gray kể lại xóa đi những bản báo cáo sai bét của quân đội, chính quyền. Và đã hàn gắn, đem gia đình trung sĩ Cecil Hodgson trở lại.
Wiley Gray lên cơn đau tim, mất ngày 16 tháng Tư năm 2001. Ông ta là một người đàn ông ngang tàng, cao 6’2 (6 bộ 2), đẹp trai, cười rất có duyên. Trong năm 1966, ông ta từ chối không nhận huy chương Chiến Sĩ Xuất Sắc, nói rằng “Tôi không đủ khả năng để cứu đồng đội, chỉ riêng mình tôi. Tôi thật không xứng đáng nhận huy chương đó”.
Ngay cả lúc đã thất tuần, 70 tuổi, hình ảnh trung sĩ Wiley Gray vẫn được in quảng cáo cho đội quân Mũ Xanh (LLĐB) Hoa Kỳ. Trong buổi sáng đẹp trời ngày 10 tháng Năm, thi hài Wiley Gray, được đặt vào trong áo quan (hòm) để đi dặm đường cuối cùng cho đời người. Sáu con ngựa kéo xe cũng bước đi rất chậm chạm như chia sẻ nỗi buồn, cố giữ người anh hùng lại trong giây lát. Sáu người lính trong đội quân danh dự đi hai bên, theo sau là gia quyến, bạn bè, đồng đội. Hỡi Thượng Đế, đó là một mất mát lớn.
Dallas, TX,
No comments:
Post a Comment