Wednesday, October 17, 2012

Người Trong Mộng của Toán 723,


Trong một chuyến công tác vùng Thượng Đức, Tỉnh Quảng Nam  ( lúc mấy Sư Đoàn VC đang bao vây chiếm lấy quận Thượng Đức vào năm 1974) toán vào vùng đêm thứ ba, sau một ngày di chuyễn mệt nhọc và toán dừng chân để nghỉ đêm, vùng hành quân cây cối um tùm và dầy đặc, ban đêm xòe bàn tay củng không thấy vì tối đen như mực, 6 anh em chia nhau nằm theo đội hình toán, Minh Mập nằm kế tôi và chiều hôm ấy Minh lấy sợi dây dù trao tôi và dặn dò, nếu ban đêm có động tỉnh gì, Minh sẻ dựt dây, thay vì gọi vì lúc chiều thấy có một số hoạt động của địch gần đó.

Khoảng 9 hay 10 giờ đêm, lúc này củng hơi tỉnh tỉnh, mơ mơ, bổng thấy sợi dây dù dựt mạnh hai, ba lần, tôi lồm chồm bò lại chổ Minh đang ngồi, nó nói:  Anh có nghe tiếng người đàn bà khóc trước mặt không ? tôi cố gắng nghe và thì thào với Minh, "tôi không nghe tiếng đàn bà khóc mà chỉ nghe tiếng côn trùng", hàng ngàn con cùng trỗi lên như một ban nhạc Đại Hòa Tấu, tôi bảo Minh: thôi đi ngủ đi, nó nhờ tôi tìm dùm chốt lựu đạn và tay nó đang cầm trái lựu đạn đã rút chốt từ lúc nào ? Mò mẫm một lúc, tôi tìm được chốt và gắn vào trái lựu đạn Minh đang cầm trong tay, tôi đi nhảy với Minh cũng 6,7 chuyến công tác rồi, sao lần này nó hơi lạng quạng, và ngơ ngẫn như thế này.

Xong chuyến công tác chợt sực nhớ, Minh mới cưới vợ và hôm đi hành quân vợ minh rươm rướm nước mắt, khi tiễn Minh lên đồi bãi trực thăng chờ xâm nhập vào vùng. Mấy tuần sau đó thấy Minh được thuyên chuyển về làm việc ở Ban Tham Mưu, cũng mừng cho Minh. Từ nay nó không nghe ai khóc trong rừng nửa.

Nghề đi toán cho anh em độc thân, mà đúng thật, nhìn qua nhìn lại dân đi Nhảy Toán toàn là đám độc thân và khi đi hành quân chỉ thấy Việt Cộng chứ không thấy người trong mộng và khi hy sinh nằm xuống không phải lo lắng cho góa phụ nơi quê nhà .

Minh "mập" nghe cái tên ai củng tưởng nó mập phì lủ, như mấy người ở Mỹ, ở Việt Nam ngày đó ai hơi có da, có thịt là bị gắn vào danh sách "mập" ngay, cái ngày xa xưa đứa nào, đứa nấy, củng "mõng cơm". Tối ngày cứ gạo sấy, cá lòng tong Đại Hàn, thịt chà bông, muối tiêu, khi nào không đi hành quân thì tăng cường Mì gói lâu lâu, có dư dã thì đập thêm một cái trứng gọi là cao lương mỹ vị,
Minh thường hay đi tiền đạo trong toán, nó khoét mấy cái lổ hổng, cái nào cái nấy  củng hơi lớn nên anh em nhờ vả chút ít, cái nghề nhảy toán cứ bụi rậm là phang vào, càng rậm càng tốt.

Mùa Hè đỏ lữa đơn vị hành quân vùng địa đầu giới tuyến cho Quân Đoàn 1, và cho Sư Đoàn Dù, Toán ứng chiến tại Huế chờ xâm nhập vào vùng, những ngày không hành quân nó vào những khu dân cư tìm quán Cafe hoạc kiếm độ cờ tướng, lúc còn ở Nha Trang cạnh Bộ Tư Lệnh Liên Đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt nó thường hay ra Nha Trang khênh những "bàn cờ Thế" về nhà, những tay cờ "Thế" ở Nha Trang gặp Minh đều bái Sư Phụ vì Minh là Master về cờ tướng, nhất là gở cờ Thế, nó cũng kiếm chút tiền còm qua cái nghề bất đắc dĩ này.

Vùng địa đầu khói lữa cho nên chẵng tìm gặp " bàn cờ Thế" không biết sao mà nên nó làm quen một cô Giáo ở Huế thật tài tình. Trong đơn vị nhảy toán, những công tác bí mật ngày xưa, những người trong đơn vị ai củng có 2 tên, một tên cúng cơm và một tên gọi hàng ngày, còn lon lá thì hầu như ai củng quên hết, chỉ xưng hô nhau anh và em mà thôi, nếu sỉ quan cao cấp như anh Ba là Đại Úy, anh Tư là Thiếu Tá và anh Năm là Trung Tá, nó tán tỉnh cô giáo được vài hôm thi  Cô giáo mời về nhà cho biết gia đình và ra mắt cha mẹ và khi nghe Mẹ cô tuyên bố phải là Sỉ Quan bà mới gả chồng, kỳ này nó bị cờ "Thế" nó bèn về năn nỉ anh Thiếu Úy Trưởng Toán cho nó mượn cặp lon Thiếu Úy và mỗi lần ghé nhà Cô Giáo nó ngồi ghế chỉ huy, trông thật gồ ghề, còn Thiếu Úy Trưởng Toán thì ngồi ghế phía sau, đôi lúc nó đóng kịch và chìm sâu trong kịch bản, nó còn hách xì xẳng với anh Trưởng Toán của nó nửa chứ, chờ khi không có Cô giáo, anh Thiếu Úy dzợt cho nó một tăng nhớ đời, nó xin lỗi túi bụi. Anh em trong Toán lúc nào cũng thương nhau và che chở cho nhau.

Rồi chiến tranh tiếp diễn, nó tiếp tục hành quân và những ngày không hành quân nó ghé thăm cô giáo, chẵng bao lâu tình yêu nẫy nở và bền chặt vô cùng.

Sau mùa Hè đỏ lữa đơn vị về lại Sơn Chà Đà Nẵng, nó và Cô Giáo xin gia đình làm lể cưới, nó nói chuyện rất có duyên và thật thà lể phép nên cho dù gia đình biết không phải là Thiếu Úy gia đình củng chấp thuận làm Lể cưới và Cô Giáo từ giả xóm làng về Sơn Trà chung sống với Minh.

Sau khi lập gia đình nó vẫn còn đi nhảy vài chuyến rồi mới xin thuyên chuyển về ban tham mưu, tháng 3 năm 75, Quảng Trị mất, rồi đến Huế và cuối tháng 3 Đà Nẵng mất, Đoàn 72 phải gian nan lắm mới liên lạc được chiếc tàu kéo của Úc Đại Lợi và đơn vị thoát ra khỏi căn cứ Hải Quân vùng 1 Duyên Hải ở Tiên Sha trên đường tơ kẻ tóc, đạn pháo địch bắn tới tấp từ bên kia đèo Hải Vân khi ngồi trên tàu kéo, người bạn kế bên bị trong bờ bắn ra, bay mất cả một cái cằm và máu me vung vãi phun đầy mặt nó, chưa kể đoàn tàu kéo xà lan khi vào Nha Trang, sau nhiều ngày lênh đênh trên biển không thức ăn và nước uống ghi cặp bến xác chết chất thành nhiều lớp, người còn sống không áo quần hoang dại, hàng trăm, hàng ngàn xác chết kéo lên bờ, khi xà lan cập bến những cảnh chết chóc này hằn sâu vào tâm trí của nó, rồi tiếp tục xuôi Nam, về Cam Ranh, Vũng Tàu, Long Thành và cuối cùng là Kho 18 nhà Bè.
Nơi đóng quân cuối cùng của đơn vị và biệt phái trực thuộc cho Quân Đoàn 3 và Biệt Khu Thủ Đô, tiếp tục hành quân lấy tin tức vùng ven đô và Bình Dương trong lúc mấy Sư Đoàn chính quy Việt Cộng bao vây Thủ Đô, những toán nhảy rãi đều khu vực Bình Dương, Cát Lái, Bình Triệu và vòng đai Thủ Đô.
Nhiều Toán không rước về được và cho đến tối 29 tháng 4-75, đơn vị được lệnh di tản về Phú Quốc và theo đoàn tàu Hải Quân trực chỉ Hải Phận Quốc Tế, không ngờ đây cũng là chuyến hành quân cuối cùng.
Qua đến Subic Bay Phi Luật Tân, Đảo Guam, Rồi Đảo Wake giữa Thái Bình Dương cuối cùng về trại Tỵ Nạn và lúc ra trại nó về định cư tại thành phố Denver Tiểu Bang Colorado, một thời gian sau lúc mọi người ổn định với đời sống thì những cuối tuần nó mang Ba Lô vào rừng kiếm lại những chiến hữu đã mất tích và chết trong chiến tranh và tâm tư nó miên man từ đó.
Sau khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận, nó bỏ lại Cô Giáo và đứa con gái tại Denver và những đợt Việt Kiều về lại Việt Nam trong đó có nó và từ đó không ai còn tin tức của nó.
Nó luôn là người trong mộng của Tóan 723, một thời đã qua và một thời để nhớ.


Vạn Dặm Tìm Cha

Sài Gòn 26-7-08
Chị thương mến,
Trước hết em xin cám ơn chị đã hiểu và thông cảm thương cho hòan cảnh hiện tại của gia đình em .
Chị ơi,em muốn viết thư cám ơn ân nhân Châu và Bích,nhưng vì không biết tuổi tác như thế nào phải xưng hô ra sao,thậm chí Châu em cũng không biết là nam hay nữ, xin thông qua chị nhờ gởi đến hai vị ân nhân lời chân thành biết ơn của em .
Thưa chị ,thời gian trước qua bạn bè em đã được tiếp chuyện nhiều lần với chị qua điện thọai chắc chị cũng đã nắm rỏ phần nào cuộc đời của em ,chuyện khổ của em vợ và con(sau này) đều biết nên họ rất cảm thông nỗi buồn em mang. Hôm nay xin kể thêm những đau khổ nữa đời người đi tìm vợ và con cho chị nghe:

Thưa chị, trước năm 1975, em ở đơn vị Ðòan 72 sở công tác Nha kỹ thuật(gọi là Lôi Hổ hoặc Biệt - Kích) đóng quân tại Sơn-Chà Ðà-Nẵng, năm 1973 được sự chấp thuận của Cha Mẹ đôi bên, các bạn trong đơn vị thương mến đã đứng ra tổ chức đám cưới cho vợ chồng em tại câu lạc bộ trong Ðoàn BK tại Sơn-Chà (ÐN ).Năm 1975 cả đơn vị di tản tại cầu cảng Sơn-Chà, trong tình trạng hỗn lọan lúc đó một phần mẹ vợ có tuổi, mấy đứa em vợ còn quá nhõ một phần nữa là khi đó vợ em đang mang thai sắp đến ngày sinh nở nên không thể chen lấn lên xà lan ra tàu được, thế là cả gia đình lại bị kẹt lai Sơn-Chà .
Ðến ngày 10-3 75 thì vợ em sanh , hơn 1 tuần sau thì Sơn-Chà bị chiếm, khi đó du kích VC lục lạo tìm kiếm dữ dội, trong lúc trốn lánh thì gặp lại mấy đứa bạn cùng đơn vị cũng đang bi truy lùng như em, thấy không thể ở đó được tụi em quyết định tìm cách trốn đi, khi nghe tin quân đội VNCH lập phòng tuyến án ngữ tại Cam –Ranh, em về bàn bạc với gia đình để trốn đi lúc đó em mới đặt tên con cho con gái em (lúc đó mới 15 ngày tuổi ) là: Nguyễn t Ngọc Phượng, đồng thời ghi rõ ràng tên Cha Mẹ chồng, tên tuổi các anh chị em trong gia đình và địa chỉ tại Sài -Gòn để lại cho vợ em, khi đó em nghĩ có lẻ trong vòng 1 tháng là tình hình sẽ ổn định xong, nên nói với vợ em là khỏang một tháng là em trở ra lại.
Nhưng rồi lời hứa 1 tháng của ngày đó năm nào, em đã tìm ,đã chờ đợi hết nữa kiếp người, để rồi đến 33 năm sau em mới có thể gặp lại gia đình, với bao thăng trầm thay đổi.

Chị ơi!
Ðời người có bao nhiêu năm để sống? Bao nhiêu năm mất nhau và tìm nhau?!
May mắn .Ơn Trên đã giúp đã cho cha con em gặp lại nhau, nhìn nhau để rồi khóc tiếp……!!!
Lúc tụi em trốn khỏi Sơn-Chà ban ngày tìm chổ núp lại, ban đêm mới dám đi, đói thì xin ăn dọc đường, quá giang xe được đọan nào hay đọan đó, lúc đó có rất nhiều người cùng hòan cảnh như tụi em, đi đến đâu đều thấy bỏ ngỏ, dân chúng tản cư xuôi về Nam, dọc đường biết bao cảnh tang thương tụi em chỉ biết nhìn nhau mà rơi nước mắt. Về đến Sài- Gòn đã là ngày 5-5-75 chúng em chia tay mỗi đứa tìm đường về với gia đình .
Khi em về đến nhà, cửa nhà hoang vắng gia đình đã bỏ chạy giặc nơi đâu không rõ, còn phố xá thì tiêu điều nhà cửa bị lục nát tứ tung, em tự nghĩ thôi dù sau cũng còn được chổ che mưa đỡ nắng đến đâu thì hay đến đó vậy.
Mấy hôm sau gia đình mới trở về mọi người đều ngạc nhiên khi nhìn thấy em, vì ai cũng nghĩ rằng em đã chết rồi sau khi nghe tin mất miền Trung , không ngờ em trỡ về ai cũng vừa mừng vừa khóc, sau khi biết gia đình bên vợ còn kẹt lại miền Trung tất cả buồn và lo lắng, rồi kể cho mọi người những thảm cảnh, những chết chóc do bom đạn vô tình những khổ cực để được sống sót trỡ về,..v..v..  không khí đoàn tụ năm ấy (1975) thật là buồn thảm, kẻ mừng người khóc và lo âu lẫn lộn, may mắn tất cả đều bình an. Thế rồi một cuộc sống hoàn toàn mới cho một thằng lính ngụy bắt đầu: Học cải tạo, sau thời gian bị hoản chế không được ra khỏi địa phương, rồi cái ăn, cái mặc khó khăn từng ngày tạo nên tình thế không cách nào trở ra Sơn-Chà ,ÐN để tìm lại vợ con.
Cuối năm 1976 em làm quen được một vài người bạn đi buôn tuyến đường SG-ÐN thỉnh thỏang có ghé qua Ð.N em đã nhờ họ nhiều lần ghé qua Sơn-Chà dọ tin tức gia đình dùm, cuối cùng em được tin là tất cả khu vực trại gia binh của gia đình BK sống hồi trước ở Sơn-Chà đều đã bị bắt đi kinh tế mới hết , còn đi về đâu? Khu vực nào thì không ai biết rỏ, không còn chút manh mối. Thời gian sau em lập gia đình lần nữa, tình cảnh và nỗi lòng của em vợ con em sau này đều biết hết .(em không dấu )

Năm 1984 khi đó nhà nước (mới ) mở cửa đời sống có phần nào dể thở hơn, em bàn bạc với gia đình cho em đi tìm vợ con thất lạc, để có điều kiện và cơ hội được đi nhiều nơi em xin vào làm việc cho những đoàn ca múa thường hay đi lưu diễn các tỉnh, nhưng tất cả đều không kết quả gì !.

Cách đây 2 năm em gặp lại một số bạn bè cùng đơn vị ngày trước, đứa nào cũng biết hoàn cảnh của em nên lúc nào cũng luôn để tâm dò la, tim kiếm tin tức phụ giúp em, bất cứ lúc nào nghe tin ở đâu có người đi kinh tế mới gốc Sơn-Chà là tụi bạn em tìm cách hỏi thăm rồi thông tin cho em biết nhưng lần nào cũng vậy, đều đem lại tin buồn!!!

Chuyện buồn của em các bạn biết đều kể cho gia đình nghe (như chuyện tình Lương sơn Bá-Chúc Anh Ðài) nên các bạn ai cũng quan tâm.

Và rồi Trời không phụ người có lòng, cách đây hơn một tháng đứa cháu của bạn em ở Long -Khánh có dịp dự đám tang ở BMT trong lúc đang nói chuyện, nghe bà con ở đó có nhắc đến 2 chữ Sơn- Chà Ð. N. nó hết hồn và mừng rỡ, nên tò mò hỏi thăm thì biết được : làng này là nhóm người của trại gia binh BK bị bắt buộc đi kinh tế mới vào khoãng 15/5/75 lúc vừa mất miền Nam có 15 ngày, bất ngờ có người ở địa phương đó nói: ở đây có một cô tên Phượng tìm Cha bị thất lạc từ lúc mới 15 ngày tuổi, tội nghiệp lắm đi đâu cũng hỏi thăm ở đây ai cũng biết hết, cháu của người bạn hỏi thêm chi tiết rõ ràng , linh tính cho biết có lẻ là người mà bạn của bạn chú Thành muốn tìm đây, lập tức cô nhờ người địa phương giúp đở dẫn đến tìm gặp mặt cô Phượng. Sau khi nói chuyện với cháu Phượng cô đó gọi điện thoại về cho gia đình người Chú ở Long-Khánh, người bạn của Thành thì không nắm rõ họ tên con em và tên của người thân trong gia đình em, mới điện thoại về cho Thành ở Sài- Gòn để cho chính xác rồi sau đó mới gọi điện cho em hay (vì tụi nó sợ em mừng hụt như những lần trước tội nghiệp ) và cho số điện thoại để em trực tiếp tìm hiểu. Sau khi rõ ràng tên tuổi những người trong gia đình của dòng họ hai bên biết chắc là con của em rồi, thế là đi tìm ngay. Nhưng bất ngờ quá làm gì chuẩn bị tiền để đi đây? Cũng may,Trời thương em có người láng giềng tốt bụng biết rõ hoàn cảnh của em đã cho mượn 2 triệu làm lộ phí đi tìm con, còn nói rằng: đừng ngại ngùng gì cả sau nàỳ trả từ từ cũng được đi nhận con trước đi, cảm động không biết nói sao chỉ biết nhận tiền rồi ra đi? Sau khi gặp cháu xong, trừ hết chi phí (đến BMTcộng tiền ăn uống dọc đường là 500 ngàn, còn lại 1 triệu 500 ngàn em gởi lại cho cháu.)
Sau 33 năm em đã tìm gặp lại gia đình, vợ em thì đã có chồng khác và có thêm 3 đứa con, riêng ông Bố vợ thì đã mất còn cả gia đình đều bình yên, Tuần lể sau vợ chồng và 3 đứa con của cháu Phượng cũng đã lần đầu tiên về quê Nội để nhận biết giòng họ, cô ,chú, các em ,các cháu.

Chi Quỳnh Lan mến, em nói thật nếu không có sự giúp đỡ của bạn bè, của những chiến hữu năm xưa (trong tình huynh đệ chi binh) và tình yêu thương của mọi người cha con em chắc không có dịp đoàn tụ hôm nay. Một lần nữa xin cám ơn chị, các chiến hữu năm xưa và tất cả tấm lòng nhân ái luôn quan tâm tìm kiếm giúp đỡ em trong nhiều năm qua. Cầu chúc quý vị mọi tốt đẹp nhất cho mỗi ngày trong suốt cuộc đời.
Em của Chị,

Nguyễn ngọc Sơn (72)
----------------
Ðắc lắc ngày 28-7-08
Kính gởi Cô Quỳnh- Lan Úc Châu,
Cô Lan ơi! con là Phượng con của Ba Sơn đây!
Con rất bất ngờ và xúc động, không biết nói gì ngoài tấm lòng biết ơn, cô đã thương con.
Cô ơi, con đã qua thời gian dài đen tối mịt mù hôm nay đã bừng sáng trở lại mà ø trong 33 năm qua con cứ ngỡ rằng con không bao giờ được có ba, lâu lâu mỗi khi hai mẹ con tâm sự mẹ nói: chắc ba con đã chết rồi, nhưng trong lòng con vẫn không tin, lúc còn nhõ nơi con ở núi rừng âm u nhiều muỗi, nhiều thú dữ mỗi khi trời tối con sợ lắm nhất là những đêm mưa giông bão vừa lạnh, vừa sợ, lúc đó con lại nhớ ba nhiều hơn và con khóc.
Ba ơi ,con muốn có ba, muốn biết mặt ba,con muốn được ba bồng, ba ẳm con như mấy đứa hàng xóm có ba vậy!
Con muốn la thật lớn cho mọi người biết con chỉ muốn có ba mà thôi con không cần gì hết, nhưng con không dám khóc lớn ,chỉ khóc thầm một mình thôi(có lần bị đòn vì đòi có ba khóc cả ngày) ba ơi, lúc đó ba ở nơi nào, ba có nghe con gọi ba Sơn ơi ba đâu rồi?
Thỉnh thoảng trong mơ con thấy ba nhưng mờ lắm không rõ, má nói: ba con oai lắm nhất là trong bộ quân phục Lôi Hổ trên cánh tay áo có thêu hình con cọp đẹp lắm, hồi đó má mê ổng chính là phong độ đó ù .
Trời cao có mắt đã rọi sáng cho ba tìm được con.
Con có ba rồi cô ơi, con vui lắm, mừng lắm Ơn Trên đã ban cho con niềm hạnh phúc.
Ngày gặp nhau hai cha con chỉ ngồi mà chãy nước mắt không nói được lời nào, khi qua cơn xúc động ba mới kể cho con nghe: khi sinh con được nữa tháng, khói lửa chiến tranh tràn ngập ba không thể nào ở lại được bên canh mẹ và con , nên trong đêm đó ba đặt tên con là "Nguyễn thi Ngoc Phượng" rồi gấp rút từ biệt mẹ và con , hẹn lúc bình yên sẽ trỡ về. Khi con lớn lên mới biết là mình không có ba , lúc đó ngày nào con trông ngóng chờ đợi tin ba, rồi khóc vì nhớ ba .Chiến tranh qua rồi hơn 33 năm, đã 33 mà sao tin ba vẫn biền biệt, mỗi lần ra chợ hay đi đến nơi nào con đều kể cho họ nghe chuyện con đi tìm ba , nơi đó ai cũng thương con cho nên mỗi lần họ có dịp đi xa hay đến nơi nào đều kể chuyện của con cho mọi người nghe và nhờ để ý dùm con.
Ba Sơn nói: đã nhiều năm qua ba vẫn đi tìm kiếm , biết được tin gia đình và đã đi kinh tế mới vùng BMT, Trời đất bao la ba vẫn không mỏi mệt vẫn tìm kiếm tin con nhưng đều thất vọng , đành phải về quê sinh sống nhưng thỉnh thỏang có tiền mỗi khi nghe tin nơi nào thì đi tìm tiếp …..
Mãi đến 33 năm hôm nay duyên may đưa đến mới tìm được con, thôi con đừng buồn nữa được gặp lại xem như Trời đã ban duyên phận cha- con cho mình rồi. Cha con nhận nhau, nhìn nhau chỉ biết khóc và khóc.
Còn về phần con sống với mẹ đến khi trưởng thành, đời sống núi rừng quá vất vả , thiếu thốn ăn học chẳng bao nhiêu , lớn lên thì đi làm rẫy thuê về phụ giúp mẹ, cuộc đời con sinh ra và lớn lên buồn nhiều vui ít, cho đến khi lấy chồng cả hai vợ chồng cùng nghèo và cùng khổvì đời sống mọi người nơiû nay ai cũng vậy, cũng làm hoài làm nhiều , vẫn không đủ ăn lý do ở vùng trủng thấp bị ảnh hưởng lũ lụt nên kinh tế không thể nào vươn lên nổi, cho nên ngòai những lúc làm nông con đạp xe đạp đi mua ve chai về cân lại kiếm thêm chút đỉnh tiền lời cho 3 đứa con của con ăn học.

Cô ơi, từ nay con đã có ba rồi, con rất phấn khởi, yêu đời và rất là hạnh phúc ! Cám ơn cô nhiều và nhiều lắm, con xin dừng bút nơi xin cầu chúc cô luôn khỏe mạnh và mãi trẻ đẹp.
Kính chào Cô,
con
Nguyễn t Ngọc Phượng.,Ðắc lắc(BMT)
----------------
_Ai người muôn năm cũ
Hãy gởi nhau chút tình người xa xứ, giúp cho người trọn vẹn niềm vui ngày hội ngộ, cho ấm tình Phụ -Tử, cho dịu bớt nỗi đau thương sau những năm dài thương nhớ tìm nhau!
_ Một người dù là lớn tuổi , khi cha mẹ không còn nữa, thì cũng chỉ là đứa trẻ mồ côi.
Thân mến,
Quỳnh Lan













Viết cho Đặc San ngày Đại Hội kỷ niệm 40 năm ngày thành lập NKT/TTM/QLVNCH
Washington D.C – 2004
Nói về lịch sử hoạt động ,nhiệm vụ của NKT (Nha Kỹ Thuật) .
Vì là cơ quan tình báo tối mật được thành lập dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm,Tôi cũng chỉ biết trong phần vụ và trách nhiệm của tôi , còn về lịch sử và hoạt động của NKT thì nhiều người biết hơn tôi và có chức vụ quan trọng hơn tôi, họ đã viết rồi,
Trong bài này tôi muốn nói sơ lược về kỷ niệm đau thương nhất cho cuộc đời binh nghiệp của riêng cá nhân tôi mà thôi.
Sau khi xuất thân khóa 11 Đồng Tiến Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức cuối năm 1960 Tôi tình nguyện qua LLĐB,L/D 77 ( Lực Lượng Đặc Biệt/Liên Đoàn 77 )Sau đó qua L/Đ 31 ( Liên Đoàn 31 ),rồi Liên Đội Quân Sát 1, nhảy toán vùng Hạ Lào, Căn Cứ xuất phát đặt tại Khe Sanh, Lao Bảo.
Toán của chúng tôi được Đ/T Trần Khắc Kinh đặt tên là toán “ba gai” vì tập trung toàn thành phần bướng bỉnh,sau đó được đổi tên lại thành ”Beo Gấm” cho có vẻ nhẹ nhàng hơn
( Toán này được Đ/T Kính sử dụng trong những công tác đặc biệt ).
Tôi không thuộc thành phần ba gai ( vô kỷ luât ) nhưng cũng được bổ sung vào toán đặc biệt này, vì tính chất chuyên nghiệp quân sự của tôi là chuyên viên phá hoại, chuyên về đặt mìn và chất nổ, điều bắt buộc trong toán của LLĐB luôn luôn phải có những chuyên viên này.
Sau khi tham dự chiến dịch hành quân Lôi Vũ sau một thời gian nhảy toán , năm 1962
Tôi được thuyên chuyển về SB ( Sở Bắc ) thuộc phòng 45 của LLĐB chuyên phụ trách huấn luyện các toán Biệt kích xâm nhập miền Bắc tại các safehouse (danh từ tình báo gọi là nhà an toàn) .
Trong toán huấn luyện của chúng tôi , tôi được đổi tên với bí danh Vân,anh Trâm bí danh Hùng , Lai bí danh Lâm, Hòa bí danh Kim, Phi bí danh Thu, chúng tôi huấn luyện và thường đi theo các anh em toán khi họ xâm nhập hoặc bay khi liên lạc nhân viên toán trong vùng .
Sau chinh biến năm 1963 vì nhu cầu chiến trường và sự bành trướng của Quân Đội ,SB chuyển đổi thành SKT ( Sở Kỹ Thuật ), năm 1974 đổi tên thành NKT và danh xưng này được giữ nguyên cho đến ngày tàn cuộc chiến.
Trực thuộc NKT còn rất nhiều Phòng ,Sở và các ĐCT ( Đoàn Công Tác ) năm 1968 ĐCT/68 được thành lập,Tôi được thuyên chuyển về ĐCT/68 từ năm 1968 đến năm 1974
Năm 1974 một biến cố bất ngờ xảy ra tại ĐCT/72 đã lấy đi mạng sống của vị CHT/ĐCT/72 và một vài Sĩ Quan trực thuộc .
Tôi được Đ/T Giám Đốc /NKT đề cử ra để nhậm chức vụ CHT/ĐCT/72 ngày 16/04/1974, khi tôi ra nhậm chức CHT/ĐCT/72 thời gian này tinh thần anh em trong đoàn rất xuống, anh em toán viên có một số cũng ghiền sì ke mua vui sau những cuộc hành quân đầy nguy hiểm từ vùng địch trở về thành phố.
Chỉ huy một đơn vị như vậy cũng rất phức tạp, dùng kỷ luật cũng không được,cứng rắn quá cũng không được e rằng sẽ có biến cố như đã xảy ra với vị CHT tiền nhiệm tái diễn, điều này tôi không muốn xảy ra cho tôi nên việc chỉ huy cần sự tế nhị và uyển chuyển .
Sau khi từ từ chỉnh đốn lại hàng ngũ và lấy lại tinh thần cho đơn vị,một thời gian ngắn thì đã gắn bó với nhau thân thiết hơn và sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu chiến trường,các cuộc hành quân đã mang lại kết quả tốt đẹp,đáng khích lệ kể từ ngày thành lập đơn vị.
Sau gần một năm gắn bó với ĐCT/72 cuộc chiến đã bị Đồng Minh bỏ rơi và ĐCT/72 cũng như dòng định mệnh nghiệt ngã đem đến cho tất cả các đơn vị QLVNCH nói chung và ĐCT/72 nói riêng .Tôi chỉ muốn viết lại ngắn gọn trong phạm vi hạn hẹp của ĐCT/72
Khoảng đầu tháng 03/1975, tôi không nhớ rõ ngày, thời điểm này chiến trường trở nên sôi động bất thường, Ban Mê Thuột thất thủ ,Cao Nguyên mất, tại Đà Nẵng tình hình cũng rất sôi động.
Ngày 24/03/1975 tôi tình cờ vào tòa Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng (nhờ vốn Anh văn sẵn có, vì tôi đã đi tu nghiệp khóa tình báo cao cấp bên Hoa Kỳ tại Baltimore Tiểu Bang Maryland năm 1971 nên sự giao thiệp không gì trở ngại khi tiếp xúc với nhân viên Tòa Lãnh Sự).
Tôi được họ cho biết vào buổi chiều sẽ có Tàu của Phi Luật Tân được Tòa Lãnh Sự Mỹ mướn để di tản nhân viên và đồng bào và sẽ đậu tài bến Tiên Sha .Tôi liền về thông báo cho Bộ Chỉ Huy SCT.
Còn riêng ĐCT/72 tôi đã cho di tản toàn bộ trại gia binh, nhờ vậy sau này cuộc di tản tại Đà Nẵng đã bớt phần nào tổn thất cho ĐCT/72 , nếu còn để trại gia binh lại thì còn trở ngại hơn nữa.
Sáng 28/3 tôi ăn sáng tại Sơn Trà gặp người bạn cùng khóa là Th/T Long CHT/Giang Đoàn vận tải hiện đậu tại Cảng Sơn Trà được lệnh ra Đà Nẵng để chuyển quân ,anh ta có hứa với tôi khi nào có lệnh di tản thì sẽ thông báo cho ĐCT của tôi, nhưng nghiệt ngã thay cho ĐCT/72 lại đóng ở Tiên Sha chứ không ở Sơn Trà như BCH/SCT/ ,DCT/11 và ĐCT/71.
Trưa ngày 28/3/1974 tôi được Tr/T Tuan CHP Sở gọi lên họp , cho biết qua tình hình rất là nguy ngập, sau đó trở về đoàn đợi lệnh và cho tiêu hủy hồ sơ sẵn sáng tác chiến, khi ra đến cổng của BCH/SCT tôi gặp Đ/T Đáng Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I và được Đ/T Đáng cho biết là BTL/QĐI đã mất liên lạc từ trưa ngày 28/03/1974 ( muốn biết thêm chi tiết xin tìm đọc CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI của Phó Đê Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trang 239, sau này khi gặp lại BCH/SCT tại Cam Ranh tôi được biết Đ/T Đang đã di tản cùng với BCH/SCT )
Tại thời điểm này ĐCT/72 có 2 Bộ Chỉ Huy hành quân nhẹ và 3 toán hiện đang trong vùng địch , một BCH nhẹ tại đỉnh Đồng Đen do Th/Úy Thể và một BCH nhẹ giữ an ninh cho đài kiểm báo Panama do Đ/Úy Thục chỉ huy, vì chưa nhận được lệnh rõ ràng của Tr/T Tuấn nên tôi cũng không tự động cho lệnh rút về , tôi cho lệnh các toán hãy nằm yên đợi lệnh, sau đó tôi cho tiêu hủy hồ sơ và trang bị lương thực 7 ngày và vũ khí đầy đủ cho quân nhân của ĐCT/72 và sẵn sàng đợi lệnh của BCH/SCT.
ĐCT/72 sẵn sàng ứng chiến túc trực đợi lệnh mãi đến 8 giờ tối hoặc hơn nữa , tôi nhận được lệnh của Tr/T Tuấn trên máy truyền tin là BCH/SCT đã di tản ra khơi (bằng Giang Đoàn của Th/T Long bạn cùng khóa với tôi như đã hẹn lúc sáng).
ĐCT/72 tự túc tìm phương tiện di tản,lúc này thì đã quá trễ rồi, nếu Tr/T Tuân cho lệnh sớm hơn ½ giờ thì chúng tôi đã đi cùng với BCH/SCT rồi, sau đó tôi cho lệnh 2 Bộ Chỉ Huy nhẹ bằng mọi cách thoát thân, vì bản thân ĐCT/72 cũng đã bị rớt lại rồi.
Tôi tập trung anh em trong Đoàn lại và di chuyển về hướng Sơn Trà , thực sự ra thì cũng chẳng biết đi đâu ,để làm gì , rút về đâu, Dàn quân ra hai bên đường, đi về hướng BCH/SCT, dân chúng thì tràn ngập vào Tiên Sha ,đi được một đoạn thì thấy xe Tăng xuất hiện , tưởng xe Tăng của VC anh em toán dạt qua hai bên đường , thấy tình thế không ổn nên tôi lại quay trở lại Tiên Sha nơi BTL/HQ Vùng I.
Nơi đây tôi gặp Th/T Kiệt, Giám Đốc Hải Cảng Tiên Sha (được biết ông này là cháu của T/Thống Thiệu ),ông này bèn mượn máy truyền tin của tôi để liên lạc , may ra có Tàu nào gần đó cập bến tiếp cứu , sau một hồi đây Kilo ,đây Kilo chẳng ai trả lời cả, tất cả đều trong tình trạng tuyệt vọng, chúng tôi lại đi tiếp vào trong sân BTL thì thấy 2 chiếc trực thăng đậu sẵn tại đây, tôi có hỏi hai Phi Công trực thăng này cho di tản , thì được họ cho biết hết xăng nên phải đáp xuống đây thôi,
Sau này không biết số phận Th/T Kiệt và 2 viên Phi Công này ra sao, thấy đã quá nửa khuya rồi, anh em ai cũng mệt mỏi , tôi cho lệnh toàn bộ ĐCT/72 trở về BCH đoàn để tử thủ , trên đường về đoàn, địch pháo kích ác liệt , đêm nay ĐCT/72 nhận được một trận pháo khủng khiếp của VC từ Nam Ô pháo sang,
Dân chúng chết đầy đường, trong số này có một tên VC bị dân chúng phát hiện là tiền sát viên nên bắt trói lại để giữa đường kêu la thảm thiết , hắn nói “tôi không phải VC đâu mà các ông bắt tôi “ dân chúng nói chính mày là tiền sát viên VC nên bị dân chúng ức quá bắt trói lại , thêm chi tiết trang 266 CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI, (cấp bậc của tôi Th/T không phải Tr/T như trong sách ).
Sáng này 29/03/74 trong tình thế tuyệt vọng anh em chúng tôi tập trung lại quân số , vẫn trang bị đầy đủ và kéo xuống bến Cảng Tiên Sha , vừa để tránh pháo VC vửa để tìm đường thoát , chúng tôi vẫn hàng ngũ chỉnh tể , súng đạn đầy đủ xuống đến bến Cảng chúng tôi chia nhau xuống nấp dưới gầm cầu Tàu để tránh pháo VC và tự nhủ rằng nếu không có đường nào thoát nữa VC vào tới nơi thì mình sẽ cùng nhau tự sát và cho xác rớt xuống biển làm mồi cho cá ăn
Suốt buổi sáng VC pháo kích liên tục, đến buổi trưa thì tạm ngưng , sau khi tạm ngưng được một lúc thì như một phép nhiệm màu nào đó đã đến với ĐCT/72 đột nhiên có một chiếc sà lan có tàu kéo từ từ cập bến, không để lỡ cơ hội tôi và toàn bộ anh em trong đoàn chia nhau xuống tàu kéo và sà lan, vì lúc này chúng tôi vẫn còn trang bị đầy đủ , nên việc làm chủ tình hình cũng không khó khăn .
Tôi liên lạc với viên thuyền trưởng Tàu kéo quốc tịch Úc (với số vốn Anh văn sẵn có nên việc tiếp xúc cũng trở nên dễ dàng ), vì có vũ khí nên nguoi` này hoàn toàn theo lệnh của tôi, lúc này thì hắn cho biết là sà lan đã quá tải phải cho bớt người xuống, nhưng giờ phút này không ai chịu xuống cả, mọi người đều bám lấy cái chết để hy vong được sống .
Tôi cho lệnh anh em trong đoàn không cho bất cứ người dân nào lên nữa vì sợ VC trà trộn , sà lan quá tải sẽ chìm rất nguy hiểm, khi viên thuyền trưởng được chúng tôi bảo vệ an ninh và không cho người lên nữa, sau đó thuyền trưởng cho Tàu ra khỏi bến và kéo theo sà lan , trên đường rời bến thỉnh thoảng cũng có nhưng thuyền nhỏ có những cựu quân nhân mặc sắc phục chúng tôi kéo lên , có một thuyền như cái thúng trên thuyên có một người ở trần , đội mũ trên mang lon Đ/Tá lấy tay vái lia lịa , nên anh em chúng tôi cũng kéo lên được,
Trên đường suôi Nam chúng tôi ở Tàu kéo và trang bị nước đầy đủ nên không bị thiếu nước, nhưng bên sà lan tình trang khủng khiếp , may ngày trời lênh đênh trên biển không một giọt nước , với dân số trên 10.000 người trời nắng chen chúc nhau, chém giết nhau để dành nước uống,
Có một số người vô kỷ luật hãm hiếp , cướp giật, họ nổi loạn và bắn lên Tàu kéo một T.S thuốc ĐCT/72 bị trúng thương ở cổ vì đang ngồi canh gác phía sau Tàu kéo (vì anh này mới về nên tôi không nhớ tên , anh em nào trong Đoàn nhớ tên xin nhắc tôi, khi tàu đến Nha Trang phải đưa anh vào bệnh viện ) phía dân chúng trên sà lan họ đòi Tàu kéo phải dừng lại để xin nước, tôi có nói với Thuyền Trưởng rằng nếu dừng lại bây giờ rất nguy hiểm , dân họ mà leo lên được , sẽ chìm Tảu giữa biên , viên Thuyền Trưởng tiếp tục cho tàu suôi Nam ,
Sau 3 ngày đêm thì chúng tôi về đến Nha Trang , Tàu vừa cập bên một cảnh tượng hãi hùng mà tôi chưa từng thấy trong đời , nếu ngày xưa Đức Quốc Xã có tàn sát người Do Thái thì cũng chỉ đến thế này là cùng, xác người nàm chết chồng chất lên nhau trải đầy mặt sà lan 2, 3 lớp xác người, những người còn sống thì điên dại cởi hết quần áo đi rong ngoài đường (tôi có chụp được hình thảm cảnh này nhưng kỳ di tản đợt 2 lại không kịp mang đi) xác người được khiêng xuống để đầy cầu Tàu, dân chúng chứng kến cảnh này đồn nhau hoảng hốt làm cả thành phố Nha Trang hoảng loạn .
Trong khi chờ đợi chính quyền địa phương khiêng xác người xuống , tôi và anh em trong Đoàn đi nhờ xe vào BCH tiểu khu Khanh Hòa nơi đây tôi gặp lại toán anh em DCT/75 di tản tử Pleiku vể do Th/T Kinh (bạn cùng khóa) CHP/ĐCT/75.
Nhận thấy tình hình cũng tương tự như Đà Nẵng mấy hôm trước nên tôi quyết định cùng anh em trong đoàn trở lại sà lan và bàn với Thuyền Trưởng tiếp tục đi suôi Nam ngay đêm hôm đó , đến mờ sáng thì sà lan đến Cam Ranh , nơi đây chúng tôi gặp lại BCH/SCT ĐCT/11,ĐCT/71 vì hai Đoàn này di tản cùng với BCH/SCT , Tr/T Tuân có chạy ra ôm tôi và nói mừng cho anh trở về được , tôi cũng cám ơn Tr/T Tuân vể nghĩa cử này,
Sau này tôi được biết khi Tr/T Tuân đã ra khơi rồi và báo cho Đ/T Giám Đốc NKT biết là ĐCT/72 chúng tôi bị kẹt lại , Đ/T Giám Đốc có ra lệnh là phải quay trở lại Đà Nẵng để đón ĐCT/72 , cũng may là Tr/T Tuân tiếp tục suôi Nam , nếu trở lại DN thì không biết hậu quả sẽ ra sao cho BCH/SCT,
Sau đó Đoàn chúng tôi sát nhập với BCH/ĐCT và tiếp tục về Vũng Tàu, một điều may mắn cho chúng tôi là mặc dù gặp hoạn nạn nhưng anh em chúng tôi ĐCT/72 vẫn ra đi với đầy đủ quân trang và quân dụng , ngoại trừ những toán đang trong vùng hành quân vì trường hợp bất khả kháng tôi không thể làm gì khác hơn được,
Tôi viết lại đây với một góc cạnh nhỏ của ĐCT/72 đã góp phần vào cuộc chiến, một đội Quân hùng mạnh nhất ĐNA đã tan biến theo sự sắp đặt của thế lực cường quốc, khi cuộc chiến tán thì cả một thế hệ tàn theo, thoát ra ngoài được thì “lao động tự nguyện, từ khi qua Mỹ tới ngày hôm nay tôi vẫn chuyên nghiệp lao động “không thoát ra được thì bị tù đày lao động cưỡng bách “
Nhân dịp nay tôi cũng mong những anh em đã cùng tôi trên bước đường hoạn nạn này có bổ túc thêm chi tiết gì tôi xin đón nhận,
Tôi cũng vừa đọc bài báo “vì sao tôi bỏ Quân Đoàn I ” của tờ Thời Báo mới phát hành trong đó Tr/T Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Vùng I có viết đoạn như sau (… tiện đây tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải và Tướng Khanh Tư Lệnh Không Quân Vùng I” là vì Tư Lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính , hàng trăm Chiến Hạm lớn nhỏ, nhưng tôi nghiệm thấy sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai cho đi khỏi BTL ở Tiên Sha và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển may nhờ có một chiếc tàu Hải Quân mà anh em trên tàu còn giữ kỷ luật, thấy Phó Đê Đốc Thoại họ đã ghé lại cho Tướng Thoại đi chứ nếu không thì cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao….)
Cấp Tướng còn chịu số phận như vậy thì đối với cấp Tá như tôi hoặc cấp nhỏ hơn tôi thì chỉ là chuyện bình thường của nghịch cảnh dành cho kẻ chiến bại, vài háng tâm sự để ghi lại biến cố đau thương của tập thề QLVNCH nói chúng và của ĐCT/72 nói riêng,
Tôi cón nhớ sau khi về đến kho 18 bên Khánh Hội thời gian chưa được 1 tháng ĐCT/72 trước khi tan hàng của cả một tập thể QLVNCH tôi có tập họp anh em trong Đoàn và trước hàng quân tôi nói với anh em rằng”kể từ giờ phút này ĐCT/72 được lệnh tan hàng ,anh em nào còn muốn theo tôi thì mình tập trung lại cùng nhau tìm kiếm phương tiện ra đi (thực ra thì cũng chẳng biết đi về đâu )
Tr/S Hồng đã đến ôm tôi , từ giã xin trở về gia đình nước mắt rưng rưng tôi cũng chúc anh ta may mắn,

Bạch Hổ /ĐCT/72